Quy hoạch Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương & giá trị mang lại

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương là dự án đường cao tốc kết nối từ Đồng Nai đến Lâm Đồng. Đây là dự án giao thông có ý nghĩa vô quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế vùng, góp phần giải quyết vấn đề di chuyển còn gặp nhiều khó khăn trước đây cho người dân. 

Với tầm quan trọng liên kết giữa các tỉnh Tây Nguyên và khu vực phía Nam nên cao tốc Dầu Giây – Liên Khương đang là công trình trọng điểm được Chính phủ và các doanh nghiệp tích cực hợp tác đầu tư xây dựng nhằm sớm hoàn thiện và đưa vào hoạt động.

Sau đây là thông tin chi tiết về vị trí, quy hoạch và ý nghĩa của tuyến đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được Lê Đình Phong tổng hợp để cung cấp cho quý khách. 

lanh tao tinh lam dong gioi thieu du an cao toc dau giay lien khuong

Lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng giới thiệu dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương ở đâu?

Vị trí cao tốc Dầu Giây – Liên Khương kéo dài từ nút giao thông Dầu Giây thuộc huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đến chân đèo Prenn thuộc thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đây là dự án giao thông chiến lược nhằm góp phần cải thiện vấn đề di chuyển bằng đường bộ từ các tỉnh khu vực Tây Nguyên đến phía Nam và ngược lại.

Trên tuyến đường này sẽ đi qua nhiều địa phương và các dạng địa hình khác nhau nên vấn đề tính toán kỹ lưỡng trong quy hoạch sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ và chất lượng công trình. Đây được xem là một vấn đề nóng có sự giám sát giữa Chính phủ và hợp tác giữa các doanh nghiệp để sớm hoàn thành dự án và đưa vào hoạt động phục vụ đi lại của người dân và phát triển kinh tế.

Quy hoạch cao tốc Dầu Giây – Liên Khương như thế nào?

Quy hoạch phát triển dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và Lâm Đồng có tổng chiều dài 200km. Toàn bộ tuyến đường này sẽ được chia thành ba đoạn triển khai xây dựng bao gồm:

  • Đoạn từ Dầu Giây đến Tân Phú: Giai đoạn khởi đầu dự án đường cao tốc liên tỉnh được phát triển với tổng chiều dài 60,1km nằm hoàn toàn trên địa phận hành chính của tỉnh Đồng Nai.
  • Đoạn từ Tân Phú đến Bảo Lộc: Đoạn 2 được phát triển với tổng chiều dài 66,3km kết nối giữa Đồng Nai và tỉnh Lâm Đồng.
  • Đoạn từ Bảo Lộc đến Liên Khương: Đoạn 3 của dự án Nằm trên địa phận tỉnh Lâm Đồng có tổng chiều dài Bài 13,9km là tuyến đường kết nối với cao tốc Liên Khương – Prenn.

quy hoach cao toc dau giay lien khuong

Quy hoạch dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Tuyến đường giao thông ngày sẽ được quy hoạch xây dựng với nền đường rộng 17m, thiết kế 4 làn xe cao tốc. Tổng vốn đầu tư của dự án này dự kiến rơi vào khoảng 7.717 tỷ đồng.

Để có thể đảm bảo sự liên thông giữa các tuyến đường huyết mạch trong khu vực, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đảng đưa ra phương án nâng cấp và mở rộng đoạn đường đèo Prenn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, cao tốc Prenn – Liên Khương.

Với quy hoạch nâng cấp và mở rộng tuyến đường đèo Prenn có tổng chiều dài 7,4km thiết kế 4 làn xe, nền đường rộng 15m, với vốn đầu tư khoảng 514 tỷ đồng. Khi hoàn thành dự án này sẽ đóng góp rất nhiều cho sự phát triển hoàn thiện của hạ tầng giao thông tại Lâm Đồng, đưa ra nhiều phương án kết nối linh hoạt cho người dân trong khu vực.

thuc te cao toc dau giay lien khuong

cao toc dau giay lien khuong

Hình ảnh cao tốc Dầu Giây – Liên Khương

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương mang đến những giá trị gì?

Lá dự án tuyến cao tốc trọng điểm của khu vực Tây Nguyên và các tỉnh thành phía Nam. Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương được định hướng trở thành tuyến đường giao thông huyết mạch ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội góp phần hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông tại Đồng Nai và Lâm Đồng.

Theo phân tích của chuyên gia Lê Đình Phong thì dự án này có rất nhiều ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển trong khu vực. Cụ thể gồm:

  • Rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển: 

Hiện nay áp lực giao thông đè nặng lên tuyến Quốc lộ 20, gây ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của các phương tiện giao thông. Sau khi dự án cao tốc Dầu Giây – Liên Khương chính thức được thông xe sẽ góp phần giảm tải áp lực lên tuyển quốc lộ này, tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển giữa các tỉnh phía Nam và khu vực Tây Nguyên.

Thời gian di chuyển giữa khu vực phía Nam đặc biệt là Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh về thành phố Đà Lạt Lâm Đồng qua cao tốc Dầu Giây – Liên Khương sẽ chỉ còn chưa đầy 4 giờ đồng hồ. 

  • Thúc đẩy phát triển kinh tế & du lịch:

Công trình đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế vùng giữa Tây Nguyên và phía Nam. Lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh sẽ trở nên thuận tiện đảm bảo an toàn và tiết kiệm được rất nhiều thời gian cũng như chi phí cho các doanh nghiệp. Công trình này sẽ phần nào khởi thống những vướng mắc về hạ tầng khiến các nhà đầu tư lo ngại trước đây i để mở ra cơ hội đầu tư phát triển có tầm nhìn dài hạn.

Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương còn là đầu mối liên kết góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch với điểm nhấn là tam giác du lịch đang được các tỉnh liên kết thực hiện. Đặc biệt khi công trình này kết hợp với sân bay Liên Khương đang được mở rộng sẽ giúp ngành du lịch tại Đà Lạt cũng như các tỉnh thành phía Nam không ngừng phát triển. Ảnh hưởng đến thị trường bất động sản, đặc biệt là các dự án lớn như Novaworld Đà Lạt của Novaland Group.

Trên đây là những thông tin cụ thể được cập nhật năm 2023 về dự án đường cao tốc Dầu Giây – Liên Khương do Lê Đình Phong và các cộng sự thực hiện. Cảm ơn quý khách đã dành thời gian theo dõi nội dung bài viết của chúng tôi. 

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *